Trang chủ / Tại sao hệ miễn dịch lại dễ bị suy giảm?
Việc thiếu chất xơ, rau quả và trái cây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch. Chất xơ không chỉ có vai trò trong giảm cân, ngăn ngừa bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe đường ruột, mà còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Bổ sung đủ chất xơ hàng ngày (25g cho phụ nữ và 31g cho nam giới) có thể tăng cường hệ miễn dịch. Rau củ, quả và hạt cung cấp các dưỡng chất quan trọng như kẽm, beta-carotene, vitamin A, C, E và các chất dinh dưỡng khác, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe và hệ miễn dịch.
Uống rượu có thể có tác động tiêu cực lên hệ miễn dịch. Chuyên gia cho rằng đây là nguy hiểm nhất đối với khả năng miễn dịch vì rượu gây mất nước và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Để tăng cường hệ miễn dịch, hãy thay thế rượu vang hoặc cocktail bằng một ly mocktail với hàm lượng cồn ít. Bên cạnh đó, uống đủ nước cũng là một cách hỗ trợ khác để củng cố hệ miễn dịch.
Hút thuốc lá gây suy yếu cơ thể trong việc chống lại bệnh tật. Theo CDC Mỹ, hút thuốc lá gây tổn hại đến trạng thái cân bằng của hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các rối loạn miễn dịch và tự miễn. Đây là nguyên nhân gây tấn công nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh, dẫn đến các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống và viêm đa cơ…
Người lớn cần trung bình từ 7 đến 9 giờ ngủ mỗi đêm. Giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và tăng khả năng chống lại bệnh tật. Theo Hội Y học giấc ngủ Mỹ, ngủ đủ giấc tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo chức năng miễn dịch cân bằng và hiệu quả. Thiếu ngủ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một nghiên cứu được công bố trên một tạp chí Khoa học, Thể thao và Sức khỏe ở Mỹ đã chỉ ra rằng béo phì và thiếu vận động có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng một lối sống năng động, lành mạnh và việc tập luyện đều đặn có thể cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch.
Căng thẳng mãn tính có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là hệ miễn dịch. Tình trạng lo lắng và căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch trong khoảng thời gian ngắn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cúm, mụn rộp, bệnh zona và các loại virus khác. Bổ sung thực phẩm giúp giảm căng thẳng, tập thể dục thường xuyên, thực hiện yoga và thiền có thể giúp giảm căng thẳng và stress trong cuộc sống.
Hệ miễn dịch mạnh mẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng để phát triển cơ thể khỏe mạnh và đối phó với bệnh tật.
Vitamin A, C, D và kẽm đều là những vitamin và khoáng chất quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch. Probiotics và prebiotics không chỉ bổ sung và hỗ trợ vi khuẩn có lợi trong đường ruột mà còn tăng khả năng miễn dịch. Sự thiếu hụt những dưỡng chất này có thể làm cho cơ thể dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên người tiêu hóa kém, miễn dịch yếu nên bổ sung lợi khuẩn (probiotics) để cải thiện sức khỏe. Theo bà, lợi khuẩn có 7 tác dụng tốt cho cơ thể. Chúng cư trú tạm thời trong đường ruột, vòng đời ngắn. Vì vậy, nên bổ sung lợi khuẩn hàng ngày từ sữa chua, phô mai, dưa muối sạch, chocolate đen…
Một nguồn bổ sung lợi khuẩn rất hiệu quả khác là Viên uống 75 tỷ lợi khuẩn Probiotics Holistic Way. Với 75 tỷ lợi khuẩn được các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu, đây chính là sản phẩm tuyệt vời để cải thiện sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch.
Holistic Way Vietnam hy vọng rằng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu cách bảo vệ hệ miễn dịch và đạt được sức khỏe tốt hơn. Hãy xem thêm những thông tin khác về sức khỏe tại Website của Holistic Way Vietnam nhé!